Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Lamborghini và Mercedes S63 AMG và GLK xuất hiện cùng lúc trong 1 video ở Tuyên Quang


Một video clip mới nhất ở Tuyên quang vào dịp tết 2013 đã ghi lại được cảnh Ngoài lamborghini mui trần là nhân vật chính còn có mercedes S63 AMG và mercedes GLK (ở gần cuối đoạn video) xuất hiện trong cùng 1 video siêu xe ở Tuyên quang, mời các bạn cùng xem, đây là chiếc Lamborghini của anh Vũ Hữu Lợi theo giá mà các trang báo công bố nó khoảng 23 tỷ đồng, được biết chiếc xe đóng đủ thuế nhưng để biển NG



















Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Hàng hiếm Vespa GTS super sport biển khủng ở Tuyên Quang


Chiếc Vespa GTS phiên bản đặc biệt mang màu trắng và biển số đẹp 22 B1 - 333.33 khiến nhiều người để ý khi nó đi trên đường, xe thì bình thường, chuyện đáng bàn là biển số tuyệt đẹp.
Chiếc xe mang biển số tuyệt đẹp, GTS super sport được coi là hàng hiếm ở Việt Nam
Nhìn ngang chiếc xe rất đẹp, GTS to và có tiếng pô rất to

Phiên bản đặc biệt có La zăng hợp kim đen và hốc gió 2 bên rõ ràng.
Điều đáng bàn không phải là xe mà là biển số tuyệt đẹp của chiếc xe tay ga hạng sang cỡ lớn này.

Trong thời gian nữa chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc hình ảnh những chiếc xe hơi hạng sang đời mới biển đẹp ở Tuyên Quang, mời các bạn đón xem.

Theo: Tầm tay

Tâm sự của một doanh nhân thành đạt Tuyên Quang luôn tự hào về Quê hương mình


Anh là một người gốc Tuyên Quang, là chủ một showroom nổi tiếng ở ngoài Hà Nội, mới đây một số bài viết về anh trên các báo mạng đã thu hút đông đảo bạn đọc, mới ngoài 30 tuổi và là đại gia thế hệ đầu 8X nhưng anh làm nhiều người phải thán phục về sự sành điệu, giỏi giang của mình nhưng điều để mọi người biết đến là lòng yêu quê hương của anh, dù ở nơi đất khách quê người luôn anh luôn hướng về quê hương, giúp quê hương quảng bá hình ảnh đến bạn bè gần xa. Dưới đây là nguyên văn tâm sự của anh trên trang web của mình. Một điều ít ai biết đến đó là tiền anh kiếm hoàn toàn bằng mồ hôi, công sức của mình, chứ anh không phải là con đại gia hay là một công tử nhà giàu như mọi người từng nghĩ, showroom xe sang anh mở ra chủ yếu là do niềm đam mê xe cộ và đến 80% là vốn anh bỏ ra.





Tự hào là một trong những người con Tuyên Quang thành đạt, Tôi rất vui vì mình cũng góp sức trong xây dựng, quảng bá hình ảnh của một Tuyên Quang ngày càng giàu đẹp và những người bạn đồng hương thành đạt, đó cũng là lý do tôi sưu tầm các bài Viết trên các báo, các tin tức hình ảnh liên quan đến bạn bè, những người tôi biết ở Tuyên Quang vào web log "đại gia Tuyên Quang"



Những người con của Tuyên Quang luôn phấn đấu làm nổi bật thương hiệu tỉnh mình, dù là nhà báo, các phóng viên trên nhiều các báo điện tử lớn đều góp phần góp sức xây dựng thương hiệu cho quê hương.



Dù ở đâu trên Việt Nam, người Tuyên Quang chúng tôi luôn tự hào về quê hương, chúng tôi sở hữu đủ mọi loại siêu xe, siêu sang, xe sang mà nhiều người phải mơ ước.



Một số doanh nhân  người gốc Tuyên Quang chúng tôi thành công ở nhiều thành phố lớn, nhưng điều làm chúng tôi vui nhất không phải là thành công trong sự nghiệp mà là chúng tôi chứng tỏ được rằng dù quê hương chúng tôi còn nhiều gian khó nhưng vẫn sinh ra được những người tài giỏi. Luôn hướng về quê hương, làm rạng danh quê hương.




Có những đại gia ở Quê hương chúng tôi đi lên từ nghèo khó nhưng họ đã trở thành những doanh nhân thành đạt lớn vì sự cố gắng của mình và họ luôn cống hiến hết mình vì quê hương, đất nước.




Tên tuổi của nhiều người luôn gắn liền với quê hương Tuyên Quang yêu dấu. Doanh nhân thành đạt Tuyên Quang ngày càng được nhiều người biết đến.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Điểm danh đại gia Tuyên Quang có tài sản khủng ngàn tỷ


Đây hầu như là những đại gia rất nổi tiếng ở vùng đất Tuyên Quang, có thể họ không phải là người gốc Tuyên Quang nhưng họ kiếm tiền và đầu tư những thứ to lớn nhất đều tại Tuyên Quang, họ rất giàu có, thành đạt và sở hữu khối tài sản khủng khiếp, nhiều người trên các diễn đàn còn nói, doanh nhân Tuyên Quang đẳng cấp hàng đầu Việt Nam, đã không làm thì thôi mà đã làm thì đầu tư rất lớn, Tuyên Quang có nhiều đại gia có tài sản thuộc hàng rất khủng khiếp, nhiều doanh nhân thành đạt khởi nghiệp ở Tuyên Quang cũng luôn được giới doanh nhân phải nghiêng mình kính phục cùng điểm mặt một số doanh nhân siêu giàu góp mặt trên các báo điện tử. Được biết các đại gia có tài sản cực khủng ở Tuyên Quang đều không lên sàn chứng khoán.


Nhà máy giấy An Hòa 10.000 tỷ đồng lớn nhất Đông Nam á ở Tuyên quang của đại gia Vũ Văn Tiền geleximco.


Những ngày qua, đội ngũ cán bộ, kỹ sư và những người thợ trẻ của Nhà máy Bột giấy và giấy An Hòa tất bật công việc hoàn thiện các hạng mục của nhà máy từ tường rào, làm đường nội bộ, đến kiểm tra rà trơn thiết bị trên dây chuyền sản xuất để chuẩn bị cho lễ khánh thành nhà máy. Một công trình lớn bên dòng Lô lịch sử đã hiện hữu, hứa hẹn sự phát triển mới của Tuyên Quang.

Những kỳ tích ấn tượng

Ông Vũ Văn Tiền (hàng trước, phải) và ông Soetjipto ký kết thỏa thuận cổ đông chiến lược chiều 18/12 trước sự chứng kiến của lãnh đạo các bộ, ngành hai nước Viêt Nam và Indonesia
Doanh nhân Vũ Văn Tiền với tài sản cực khủng
Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, lần đầu tiên xuất hiện nhà máy có quy mô lớn và bề thế, đó là Nhà máy Bột giấy và giấy An Hòa, do Công ty cổ phần Giấy An Hòa là chủ đầu tư của 2 dự án với tổng nguồn vốn trên 10 nghìn tỷ đồng. Nhà máy được xây dựng trên mặt bằng rộng 222,6 ha. Trong đó, giai đoạn 1 (2008 – 2011) xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy có công suất 130.000 tấn bột/năm, hệ thống thiết bị do Thụy Điển cung cấp, công ty Marubeni Nhật Bản làm tổng thầu, vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng. Dự án Nhà máy sản xuất giấy tráng phấn cao cấp giai đoạn 2 (2010 – 2013) có công suất 140.000 tấn/năm, tổng thầu do Công ty Hansol (Hàn Quốc) thực hiện với mức đầu tư là 5.000 tỷ đồng.

Khu vực tập kết nguyên liệu tại Nhà máy Bột giấy và
giấy An Hòa.
Anh Nguyễn Minh Sáng, Tổng Giám đốc công ty cho biết, có được mặt bằng ở cao trình 27,5 m như hôm nay, công ty đã hợp đồng với 10 nhà thầu, huy động trên 200 thiết bị, phương tiện làm việc 2 ca liên tục trong suốt 2 năm trời. Từ việc san ủi hạ thấp độ cao của những gò đồi, đến nạo vét bùn sình lầy dưới ruộng thụt để đổ đất nâng độ cao, tổng khối lượng đất đá đào, đắp trên 8 triệu m3. Do hợp đồng với nước ngoài về xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị được định rõ thời gian, nhưng do ở khâu giải phóng mặt bằng chậm so với tiến độ nên đến đầu năm 2007 mới là thời kỳ cao điểm, những máy móc hiện đại nhất của các nhà thầu đều được huy động tối đa, có lúc lên đến trên 300 đầu máy…
Có được Nhà máy uy nghi bề thế bên dòng sông Lô lịch sử này, đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà máy chúng tôi rất biết ơn sự quan tâm động viên và hỗ trợ của tỉnh Tuyên Quang trong công tác giải phóng mặt bằng, quy hoạch vùng nguyên liệu và cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho nhà máy – anh Sáng nói.
Tri ân với nhân dân xã Vĩnh Lợi (Sơn Dương), nơi 276 hộ dân đã nhường lại đất ở, đất canh tác để xây dựng nhà máy, ngoài chính sách đền bù theo quy định của Nhà nước, Công ty cổ phần Giấy An Hòa đã hỗ trợ mỗi hộ 3 tháng lương thực. Cùng với đó, công ty ưu tiên nhận và cho đi đào tạo con em của các hộ thuộc diện di chuyển ở độ tuổi lao động và nhận lại khi nhà máy đi vào hoạt động. Ngoài ra, công ty còn đầu tư xây dựng trường mầm non cho 100 cháu trên địa bàn xã, hỗ trợ san ủi mặt bằng khu tái định cư; mở rộng, nâng cấp tuyến giao thông trên địa bàn xã.
Nhà máy luôn gắn với vùng nguyên liệu
Mọi công việc chuẩn bị cho nhà máy đi vào sản xuất từ khâu nguyên liệu, đến bộ phận nồi hơi, hệ thống cấp điện, nước đều đã sẵn sàng đồng bộ đi vào hoạt động. Anh Trần Chiến Công, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Giấy An Hòa cho biết, tổng thể dây chuyền sản xuất bột giấy gồm xưởng chính và bộ phận phụ trợ. Đảm bảo cho nhà máy đi vào sản xuất ổn định, hiện nay công ty đang tập trung thu mua nguyên liệu. Mặc dù vùng nguyên liệu trên địa bàn Tuyên Quang về An Hòa chỉ bằng 1/2 quãng đường về Bãi Bằng, nhưng để khuyến khích các thành phần kinh tế bán gỗ nguyên liệu cho nhà máy, công ty đã nâng giá thu mua ngang với nhà máy Bãi Bằng. Hiện nay, giá gỗ keo có đường kính trên 12 cm nhà máy thu mua 950.000 đồng/tấn; đường kính từ 8 đến 12 cm, giá 750.000 đồng/tấn và đường kính từ 5 đến 8 cm giá thu mua 650.000 đồng/tấn. Cải thiện giá thu mua nguyên liệu, các hộ gia đình và các doanh nghiệp trồng rừng đã đưa nguyên liệu về nhà máy ngày càng nhiều. Từ tháng 11-2010 đến nay sản lượng gỗ nguyên liệu đã tập kết về bãi được 80.200 tấn. Tính riêng trong 3 tháng (tháng 6, 7 và 8-2011), sản lượng nguyên liệu thu mua về nhà máy tăng gấp 2 lần so 7 tháng trước.

Một góc dây chuyền sản xuất của nhà máy.
Đến khu vực tập kết nguyên liệu, từng đoàn xe tải chở đầy gỗ nối đuôi nhau thành hàng dài chờ máy bốc xếp nguyên liệu. Theo đánh giá của công ty, có bước chuyển biến trong thu mua nguyên liệu là do UBND tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện 3 giải pháp trọng tâm đó là chỉ đạo ngành nông nghiệp, rà soát diện tích vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy; các doanh nghiệp trồng rừng ưu tiên bán nguyên liệu cho nhà máy và chỉ đạo cơ quan chức năng tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển gỗ nguyên liệu về nhà máy. Để nhà máy gắn với vùng nguyên liệu, các tỉnh khu vực phía Bắc quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy với tổng số 218.000 ha, trong đó Tuyên Quang 163.000 ha; Thái Nguyên 28.000 ha; Lào Cai 27.000 ha. Tạo mối liên kết bền chặt giữa vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến, Công ty cổ phần Giấy An Hòa đang triển khai cơ chế liên doanh hỗ trợ nguồn vốn đầu tư phát triển rừng trồng và cơ chế thu mua gỗ nguyên liệu vào nhà máy.
Nhà máy thân thiện với môi trường
Nhà máy Bột giấy và giấy An Hòa có quy mô lớn với công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường. Trong đó dây chuyền sản xuất bột giấy Kraft tẩy trắng có công suất 130.000 tấn/năm, bình quân mỗi ngày tiêu thụ 2.000 tấn gỗ nguyên liệu để tạo ra 400 tấn sản phẩm. Đây là công nghệ sản xuất bột giấy hiện đại nhờ thu hồi lượng bột nấu có tỷ lệ cao, thiết bị vận hành ổn định và tiết kiệm hơi. Sản phẩm bột giấy được sử dụng công nghệ tiên tiến lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Do sử dụng hệ thống thiết bị hiện đại trong khâu tẩy trắng nên hạn chế độc hại, thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái. Nguồn nước thải được làm sạch trước khi đưa vào hồ chứa vi sinh rộng trên 20 ha với dung tích 1 triệu m3, tiếp tục làm sạch sau đó mới thải ra sông Lô. Lượng bùn thải được thu hồi trộn với vỏ cây nguyên liệu để đưa vào làm chất đốt cho lò hơi động lực. Hiện nay, Công ty cổ phần giấy An Hòa đã tuyển chọn đủ 1.040 người vào nhà máy, trong đó có 5 người trình độ trên đại học; 147 người trình độ đại học; 94 cao đẳng; 658 trung cấp còn lại là lao động phổ thông. Đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật đều ở các chuyên ngành sản xuất bột giấy, điện công nghiệp, cơ khí và điều hành tự động hóa.
Hiện nay, nhà máy đang tiến hành sản xuất ra sản phẩm bột nâu và chính thức có sản phẩm bột tẩy trắng vào ngày 5-9. Theo kế hoạch, trong năm 2011, Nhà máy Bột giấy và giấy An Hòa sẽ sản xuất đạt 27.500 tấn bột giấy, với giá bán theo ký kết hợp đồng 10 triệu đồng/tấn, doanh thu sẽ đạt 275 tỷ đồng. Còn sang năm 2012 nhà máy có khả năng đạt doanh thu 2000 tỷ đồng/năm
nguồn: TQĐT / Vietbao.
Thêm ảnh và tin tức
Trụ sở Công ty tại Tuyên QuangDây chuyền sản xuất giấy tráng phấn cao cấp đang trong giai đoạn thi công
Công ty CP Giấy An Hòa đang triển khai phát triển trung tâm giống cây trồng lâm nghiệp
Với mục tiêu xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu để cung cấp các loại giống tốt cho các đơn vị sản xuất lâm nghiệp trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang; kinh doanh rừng bền vững để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chính cho Nhà máy Giấy An Hòa, Công ty CP Giấy An Hòa đang tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh ươm giống cây, trồng rừng và khai thác lâm sản, xây dựng và phát triển trung tâm giống cây trồng lâm nghiệp với công nghệ tiên tiến.
Ngoài ra, Công ty còn đầu tư vào các lĩnh vực như: Xây dựng công trình công nghiệp; Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng.
Một số thành tích nổi bật:+ Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” (Quyết định số: 301/QĐCT, ngày 09 tháng 02 năm 2009) do Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang trao tặng.
+ Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang năm 2009 dành cho đơn vị “có thành tích trong hoạt động doanh nghiệp, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh” (Quyết định số: 2019/QĐCT, ngày 08 tháng 10 năm 2009).
+ Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang dành cho đơn vị “có thành tích trong công tác Bảo hộ lao động năm 2009” (Quyết định số: 398/QĐCT, ngày 12 tháng 4 năm 2010).
Hoạt động xã hội: 
Với phương châm “Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ xã hội trên địa bàn”, trong những năm qua, Công ty CP Giấy An Hòa đã có nhiều đóng góp cho các hoạt động xã hội vì cộng đồng như:
+ Ủng hộ chương trình phát động “Chung tay cùng Tây Bắc và các huyện nghèo” với số tiền ủng hộ là 300 triệu đồng;
+ Hỗ trợ kinh phí xây khu tưởng niệm Bộ Kinh tế tại huyện Sơn Dương 200 triệu đồng;
+ Ủng hộ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Tuyên Quang 47 triệu đồng;
+ Ngoài ra, Công ty cũng rất quan tâm tới các quỹ vì người nghèo, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, quỹ khuyến học của tỉnh… Một trong những hoạt động xã hội tiêu biểu nhất của Công ty trong giai đoạn hiện nay là đầu tư xây dựng cho xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương một trường mầm non với quy mô hơn 100 cháu.
nguồn: geleximco


Đại gia gốc Tuyên Quang Lê Văn Trí và Đinh Huy Chiến chủ công ty và hợp tác xã vận tải Chiến Công – cái tên gắn liền với “vua khai thác khoáng sản” là một trong những người người giàu nhất ở cả 2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên

Thay vì khai thác và bán quặng thô, Công ty CP Khoáng sản và Công nghiệp Chiến Công (Tuyên Quang) do ông Đinh Huy Chiến là Chủ tịch HĐQT đã xác định chuyển hướng đầu tư chiều sâu cho chế biến quặng với mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Lào Somsavad Lengsavat chứng kiến đại diện nước bạn Lào (người bên trái) trao chứng nhận đầu tư của Chính phủ Lào cho Công ty Chiến Công (người bên phải). Ảnh: VGP/Lê Sơn
Đầu tư công nghệ tinh luyện khoáng sản
Sau gần 10 năm chỉ là đơn vị làm thuê cho Công ty Sắt Cao Bằng, vào năm 2005, khi Quốc hội ban hành Luật Khoáng sản, ông Đinh Huy Chiến (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Khoáng sản và Công nghiệp Chiến Công, tỉnh Tuyên Quang xin phép tỉnh Cao Bằng cấp phép cho anh thăm dò, khai thác mỏ quặng ferro mangan phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm này trên địa bàn tỉnh với yêu cầu chế biến sâu khoáng sản.
Năm 2006, ông Chiến quyết định đầu tư tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng một nhà máy luyện ferro mangan với công suất 10.000 tấn sản phẩm 1 năm.
Nhà máy đi vào hoạt động ổn định do được đầu tư công nghệ mới hiện đại và sản xuất thành công sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam với chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ cho ngành sản xuất thép trong nước và xuất khẩu.
Tiếp nối thành công này, năm 2007, nhà máy luyện ferro mangan thứ 2 tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ra đời với công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm hoạt động  ổn định từ năm 2008 đến nay. Sản phẩm được các công ty sản xuất thép trong nước bao tiêu toàn bộ. Tháng 1/2009, Công ty xuất khẩu lô hàng đầu tiên.
Tiếp đà phát triển, Công ty Chiến Công quyết định đầu tư nhà máy ferro mangan thứ 3 tại khu công nghiệp Sông Công (Thái Nguyên), với công suất 30.000 tấn sản phẩn một năm. Nhà máy được đầu tư đồng bộ khép kín từ khâu khai thác mỏ, tuyển khoáng và luyện kim, sản xuất các loại sản phẩm ferro mangan phục vụ cho ngành luyện thép của Việt Nam. Tháng 12/2010, nhà máy đã chạy thử thành công.
Nhắc lại chuyện này, ông Chiến cho rằng, mình không “liều” khi nhảy sang lĩnh vực này vì ông đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm sau gần 10 năm “làm thuê”, lại có đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề, máy móc hiện đại. vì thế, khi xây dựng nhà máy ở Cao Bằng, ông và cộng sự tin rằng đó là quyết định đúng.
Công ty Chiến Công còn mạnh dạn đầu tư hàng trăm tỷ đồng ở thị xã Sông Công, nơi là “đại bản doanh” của Nhà máy gang thép Thái Nguyên và Chiến Công đã giành được tín nhiệm trên thương trường khi Công ty Gang thép Thái Nguyên là đối tác chiến lược của họ. Điều này nói lên vị trí, uy tín, thương hiệu và tiềm lực mà Công ty Chiến Công có được trong lĩnh vực sản xuất ferro mangan.
Nhờ hướng đi “đầu tư công nghệ hiện đại, khép kín, chế biến sâu và tinh khoáng sản, nâng cao giá trị” và được các cấp lãnh đạo ủng hộ, Công ty Chiến Công đã chọn hướng đi phù hợp vì khai thác tài nguyên khoáng sản thô để xuất khẩu không còn chỗ đứng, do tài nguyên không tái tạo này không phải là vô tận.
Theo nhiều chuyên gia, công nghệ khai thác, tuyển quặng, chế biến tinh ferro mangan và bảo vệ môi trường của Công ty Chiến Công đứng hàng đầu trong nước hiện nay.
Nhà máy ferro mangan Sông Công (Thái Nguyên) của Công ty Chiến Công. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Mở rộng hợp tác với nước bạn Lào
Ông Chiến tâm niệm, khai thác và chế biến thô khoáng sản đã hết thời và nhất là khi Thủ tướng Chính phủ chỉ thị không được xuất thô khoáng sản, ông đã xác định phải làm “ra tấm, ra món”.
Công ty của ông đã nhập thiết bị công nghệ cao từ Hàn Quốc, Nhật Bản để xây dựng nhà máy luyện ferro mangan sản xuất silicon mangan phục vụ cho ngành luyện thép trong nước và hướng tới xuất khẩu, giúp cho ngành thép trong nước không phải nhập khẩu mặt hàng ferro mangan từ nước ngoài về để làm nguyên liệu cho sản xuất thép của Việt Nam như trước đây nước.
Với các trang thiết bị khai thác, tuyển khoáng và luyện kim tiên tiến và hiện đại nên đã nâng cao được giá trị hàng hóa, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, với sự đầu tư vào các trang thiết bị khai thác, tuyển khoáng và luyện kim đồng bộ nên không gây lãng phí tài nguyên, đảm bảo an toàn trong sản xuất, bảo vệ được môi trường.
Thành công Công ty đã giành được tín nhiệm cao của nước bạn Lào. Tháng 8/2012, Công ty Chiến Công được Chính phủ Lào cấp phép tìm kiếm, thăm dò quặng thiếc, chì, kẽm trên diện tích là 300 km2 tại 2 tỉnh là Xiêng Khoảng và Hủa Phăn. Mục tiêu là tiến tới chế biến sâu nguồn quặng tại hai tỉnh trên để có sản phẩm phục vụ công cuộc phát triển của nước bạn Lào anh em.
Chia tay tôi, ông nói rất giản dị là tôi tâm niệm một điều rằng khi đầu tư ngoài hiệu quả kinh tế phải thấy được điều “không làm ăn bằng mọi giá” vì muốn phát triển bền vững phải có trách nhiệm quan tâm tới người lao động, có trách nhiệm với xã hội, tuyệt đối không làm sai pháp luật.
Theo: Lê Sơn
Báo điện tử chính phủ

Đại gia Tuyên Quang Nguyễn Hữu Thập – tỷ phú đá xây dựng Việt Nam: doanh nhân chịu chơi siêu xe, siêu sang nổi tiếng. Tài sản theo một tờ báo công bố là hơn 1000 tỷ đồng.
 Mùa xuân này, Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang bước sang tuổi 12. Khởi đầu là HTX công nghiệp sản xuất ván ép (năm 2001), đến nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu với doanh số kinh doanh trên 100 tỷ đồng…

Anh Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang
Anh Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang cho biết: Công ty được thành lập với mục đích khai thác thế mạnh của địa phương với ngành nghề kinh doanh chính là khai thác gỗ rừng trồng, sản xuất cuộn Runo dây cáp điện, tư vấn về thăm dò khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là sản phẩm đá vật liệu xây dựng các loại.
Năm 2009, công ty xây dựng Nhà máy sản xuất đá vật liệu Tuyên Quang tại thôn Khuân Ráng, xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương với dây chuyền, thiết bị sản xuất đá và bột đá xây dựng các loại, công nghệ Nhật Bản hiện đại nhất trong nước. Dây chuyền sản xuất đá và bột đá này có công suất 1,5 triệu m3/năm, gồm các loại sản phẩm đá và bột đá ap Phan đã được phục vụ xây dựng sân bay, đường, cầu, cống… đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản của tỉnh và các tỉnh khu vực phía  bắc. Hơn 2 năm đi vào sản xuất, nhà máy đã cung cấp cho thị trường xây dựng trong và ngoài tỉnh trên 2 triệu m3 đá các loại, doanh thu đạt trên 100 tỷ đồng. Mới đây, công ty được tập đoàn Posco Hàn Quốc đơn vị đang thi công tuyến đường Xuyên Á Hà Nội – Lào Cai đoạn qua tỉnh Phú Thọ đã ký hợp đồng với công ty cung cấp 300.000 m3 đá làm đường. Anh Nguyễn Quốc Trung, Giám đốc nhà máy đá cho biết, do được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nên các sản phẩm đá của nhà máy đảm bảo về chất lượng, tiêu chuẩn kích cỡ cho các công trình đòi hỏi khắt khe nhất về quy cách, chất lượng của đá xây dựng, nên trong 2 năm qua, nhà máy cung cấp đá cho nhiều dự án lớn như dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 2C, đường ĐT 186 Thượng Ấm – Đại Phú (Sơn Dương), đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường cao tốc Quốc lộ 3 Hà Nội – Thái Nguyên… Cùng với sản xuất đá, nhà máy còn tận dụng đất đá bóc thải và mạt đá sản xuất gạch không nung để tận dụng triệt để tài nguyên đá, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường. Nhà máy tạo việc làm ổn định cho 100 lao động, thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng, nộp ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng.

Dây chuyền sản xuất đá xây dựng ở xã Phúc Ứng (Sơn Dương) của Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang.
Với phương châm “Lấy chất lượng làm chữ tín, khách hàng là quyết định sự phát triển và tồn tại của công ty”, Công ty cổ phần Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang đã và đang ngày một trưởng thành về sản xuất kinh doanh. Từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng khoáng sản, đất đai, lao động địa phương, góp phần vào mục tiêu chung của tỉnh là phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…
Từ năm 2001 đến nay, năm nào công ty cũng được UBND tỉnh, các bộ, ngành Trung ương tặng nhiều bằng khen; năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước 5 năm 2005 – 2010; năm 2011 kỷ niệm 10 năm thành lập công ty vinh dự được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động Hạng III.
Nguồn: TQĐT
Tổng hợp báo điện tử